LỊCH SỬ TRÀ VIỆT

~334 – 257 TCN | VĂN LANG

HƠN 2000 NĂM TRƯỚC
  • Người dân Văn Lang đã biết trồng trà từ rất sớm, trước khi chịu sự ảnh hưởng từ Trung Hoa.
  • Tại các địa phương kể lại, vào thời Hùng Vương thứ XVIII, Vua Hùng Duệ Vương đã cử Quý Phi thứ 6 đem theo tùy tùng về làng Văn Luông nay thuộc Văn Phú, Phú Thọ dạy người dân trồng chè, trồng bông. Làng Vân Luông thời bấy giờ có 3 khu, nơi trồng dâu, nơi trồng bông, nơi trồng chè. Nơi trồng ché thường được gọi là Hương Trà.

ĐẦU THẾ KỶ XX | THÁI NGUYÊN

HƠN 100 NĂM TRƯỚC
  • Thời bấy giờ, Khi ông Nghè Sổ (Nguyễn Đình Tuân) trên đường đi nhậm chức Giáo thụ tỉnh Yên Bái từng nghỉ chân tại Phú Thọ. Biết được giá trị của cây chè nên khi về làm tuần phủ Tỉnh Thái Nguyên ông đã chỉ dẫn cho người dân đem cây chè về trồng.
  • Đến năm 1925, xưởng chế biến chè đầu tiên được ông Đội Năm mở tại Thái Nguyên. Năm 1935, ông Đội Năm mang chè Thái Nguyên đi thi tại cuộc thi đấu xảo do thực dân Pháp tổ chức ở Hà Nội và đoạt giải nhất. Tiếng thơm chè Thái Nguyên nhờ đó mà lan rộng trong và ngoài nước, đồng thời trở nên nổi tiếng đến ngày nay.

NĂM 2021 | THƯƠNG HIỆU TRÀ SẠCH TRAF VINA

  • Năm 2009, mô hình chế biến chè hữu cơ đầu tiên được thực hiện tại Thái Nguyên, từ đó mở rộng quy mô và trở thành một bước tiến quan trọng trong việc định vị lại giá trị của ngành chè Thái Nguyên.
  • Năm 2021, thương hiệu trà Traf vina khánh thành xưởng sơ chế, chế biến và đóng gói đạt chứng nhận hệ thông an toàn quản lý thực phẩm phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tại Thái Nguyên. Tại đây Traf vina đã ra mắt 3 phiên bản Trà Nguyên Vị ,  Trà cao cấp (Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ) Trà biếu hộp thiếc góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và vị thế của trà xanh Thái Nguyên trên thị trường.

ÔNG TỔ NGÀNH TRÀ THÁI NGUYÊN

Vào đầu thế kỷ XX, Cụ Nghè Sổ – Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuân, là người làng Trâu Lỗ nay thuộc Mai Đinh, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Sau khi ông đỗ tiến sĩ Năm Tân Sửu 1901 (đời vua Thành Thái) và được bổ nhiệm làm tuần phủ xứ Thái Nguyên. Bằng kiến thức và học vấn của mình ông đã chỉ dẫn và chu cấp cho người dân lên Phú Thọ lấy cây chè miền trung du về trồng. Cũng chính ông là người lập ra đơn vị hành chính mới là xã Tân Cương bây giờ. Ông chiêu hiền, đãi sĩ, chiêu mộ nhân dân cùng mở mang hướng trồng trọt mới. Ông Nghè Sổ là người có công lao lớn với ngành Trà Thái Nguyên. Nhân dân trong vùng đã tôn vinh ông làm thành hoàng làng và thờ sống ông ngay khi còn đương chức, nhằm ca ngợi công đức của một vị quan tuần phủ đã hết mực quan tâm đến cuộc sống nhân dân .

Thời đó, ông Đội Năm – tên thật là Vũ Văn Hiệt là một trong nhưng người đầu tiên trồng chè tại Thái Nguyên. Với hơn 10 năm gắn bó với cây chè , ông mang chè Tân Cương đến hội triển lãm Đấu Xảo tại Hà Nội để thi và giành giải nhất. Chè Thái Nguyên bắt đầu nổi tiếng từ đó và trở thành đặc sản được nhiều thực khách trong nước và quốc tế biết đến. Những đóng góp lớn lao của ông Đội Năm đã được nhân dân tôn vinh là ông tổ ngành trà Thái Nguyên.

Trải qua hơn 100 năm phát triển tại Việt Nam, Trà xanh Thái Nguyên không chỉ là thức uống của nhiều gia đình Việt mà còn trở thành thương hiệu trà nức tiếng, xứng danh là một trong những đệ nhất danh trà.

Giá trị cốt lõi

Lấy Tâm Trí Tín làm kim chỉ nam

Traf Vina xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác bằng chữ tâm, coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo cho sự thành công. Vậy nên, Traf Vina luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

Traf Vina coi việc xây dựng đội ngũ nhân sự là cốt lõi. Đề cao tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, khuyết khích nhân sự tìm tòi, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, sản xuất và thương mại nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Traf Vina luôn nỗ lực, chuẩn bị đầy đủ năng lực nội tại của doanh nghiệp để luôn đảm bảo thực hiện đúng cam kết với khách hàng và đối tác. Đặc biệt là các cam kết về chất lượng sản phẩm và tiến độ hoàn thành đơn hàng.

Ý NGHĨA CỦA TÊN GỌI PHÚC - LỘC - THỌ - HỶ

VẠN PHÚC TRÀ

Trong văn hóa người Việt chữ “Phúc” (hay còn gọi là Phước), là biểu trưng cho sự may mắn, sung sướng và hạnh phúc. Nguồn gốc chữ Phúc được lấy từ hình tượng một người đang dùng hai tay thành kính bê lễ tế thần linh, cầu xin sự an lạc, phước lành. Theo đó, Vạn Phúc Trà mang hàm ý thành kính nhớ ơn sâu tới mẹ thiên nhiên đã ban cho vùng đất và nguồn nước quý làm tiền đề tạo ra thức trà nổi tiếng đến ngày nay.

VẠN THỌ TRÀ

Chữ “Thọ” không chỉ có nghĩa sống lâu mà còn có nghĩa được sống một đời thanh thản, không phải lo nghĩ, buồn phiền, không bị bệnh tật dằn vặt. Vạn Thọ Trà, được ra mắt với mong muốn mang đến cho thực khách những giây phút bình yên, tận hưởng từng hương thơm ấm áp bên chén trà, sống một cuộc sống giản dị và thanh cao.

VẠN LỘC TRÀ

Chữ “Lộc” được người xưa xem như một đức tin để hưởng tài lộc. Lộc là thành quả, là sự đền đáp xứng đáng cho công lao động cũng như trí tuệ và cống hiến của con người. Theo đó, Vạn Lộc Trà là một phần minh chứng cho sự cố gắng và tâm huyết của con người Thái Nguyên làm nên thương hiệu trà, tạo nên hương vị truyền thống và cổ xưa.

VẠN HỶ TRÀ

Chữ “Hỷ” thường được dùng để trang trí trong dịp lễ cưới, tượng trưng cho sự may mắn, mang nhiều ý nghĩa đẹp, niềm vui. Biểu tượng chữ “Vạn” khi được kết hợp cùng chữ “Hỷ” với mong muốn hạnh phúc, niềm vui vô tận. Traf Vina lấy cảm hứng từ hai chữ “Vạn Hỷ” này để tạo ra Vạn Hỷ Trà, đậm chất hương vị trà Thái Nguyên. Với mong ước đem lại điều tốt đẹp nhất cho mọi người, hạnh phúc, niềm vui được viên mãn.